Du lịch Trung Quốc chưa bao giờ là chủ đề hết hot đối
với những người yêu thích du lịch ở đất nước tỷ dân. Hôm nay, chúng mình muốn
chia sẻ một địa điểm thú vị, một địa danh linh thiêng, một nơi quen thuộc với
những người yêu thích các bộ phim cổ trang của Trung Quốc: Núi Nga Mi.
Trung Quốc chưa bao giờ làm chúng mình hết kinh
ngạc vì sự hùng vĩ, hoành tráng của tất cả các điểm đến của nó, từ Bắc Kinh cô
kinh, Hong Kong phồn hoa, Tô Châu chữ tình, Hàng châu say đắm lòng người, tất
cả đã đem lại cho tôi 1 sự ngỡ ngàng khi trải nghiệm. Du Lịch Trung Quốc,
chưa bao giờ hết thích thú cả, hôm nay chúng mình sẽ đưa các bạn tới 1 địa danh
linh thiêng, 1 địa danh chắc chắn rất quen thuộc với các bạn thích những bộ
phim cổ trang của Trung Quốc - Núi Nga Mi.
Về vị trí địa lý, Núi Nga Mi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là một trong bốn ngọn núi thiêng liêng của Phật giáo Trung Quốc (Ngũ Đài Sơn, Phổ Đài Sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa Sơn). Với độ cao 3099m, đỉnh cao nhất là Vạn Phật thuộc ngọn núi Kim Đỉnh, Nga Mi Sơn được coi là một di sản thiên nhiên thế giới.
Núi Nga Mi – vẻ đẹp như tranh
Nga Mi sơn là một trong bốn
ngọn núi Phật giáo thiêng liêng của Trung Quốc (Ngũ Đài Sơn, Phổ Đài Sơn, Nga
Mi Sơn, Cửu Hoa Sơn). Ngọn núi này có độ cao 3099m, đỉnh cao nhất là Vạn Phật
thuộc ngọn núi chính Kim Đỉnh (di sản thiên nhiên thế giới -1996).
Ngày nay, núi Nga Mi đã trở
thành địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch. Ngay cả những
ngày thời tiết rất lạnh giá thì Nga Mi vẫn đón tiếp rất nhiều người tham quan
bởi vẻ đẹp ảo diệu của tuyết trắng trên đỉnh núi
Đến Nga Mi mùa nào là lí tưởng nhất?
Phải nói rằng Nga Mi Sơn sở hữu
những nét đẹp riêng khi bước vào mỗi mùa trong năm. Nếu mùa xuân, mùa hè chồi
non lộc biếc thi nhau cựa quậy tạo nên gam màu xanh mướt thì mùa thu – mùa thay
lá, Nga Mi lại quyến rũ lạ thường với sắc đỏ vàng. Khi đông sang, cả đất trời
Nga Mi ngập trong màu trắng xóa của tuyết. Mỗi thời điểm sẽ mang lại cảm giác
khác lạ. Thời điểm du lịch thuận lợi nhất là từ tháng 6 đến tháng 10 khi
trời trong xanh, ít mây mù, đỉnh núi hiện ra rạng rỡ trong nắng vàng. Tuy
nhiên, bạn nên tránh ngày nghỉ lễ (Quốc tế Lao động 1-5, Quốc khánh 1-10) vì
những ngày này ở đây sẽ là những biển người. Tránh sự quá tải và muốn được tận
hưởng hết không gian Nga Mi nên chúng tôi đã chọn đến đây vào tháng 8 vừa qua.
Khí hậu ở nơi đây thay đổi tùy
thuộc vào độ cao của từng địa điểm. Từ độ cao 3000m trở lên, nhiệt độ trung
bình hàng năm là 3 độ C, lúc thấp nhất là -21 độ C. Độ cao 1200m-2200m, nhiệt
độ trung bình là 13,1 độ C. Càng xuống dưới thấp sẽ càng ấm hơn. Tùy vào thời
gian đi mà bạn có thể chọn trang phục sao cho phù hợp. Còn tôi, tôi đã chọn
cách mặc nhiều lớp áo để có thể cởi ra hoặc mặc vào tùy và độ cao khi di
chuyển.
Nếu bạn thích những bông
tuyết trắng thì nên đến đây vào mùa đông. Khi nhiệt độ xuống thấp,
tuyết rơi phủ trắng xóa khiến Nga Mi trở nên đẹp kìa ảo. Từ nóc những ngôi nhà,
cây cối cho đến bậc càu thang, lan can đều có một màu duy nhất – màu
trắng. Các cành cây, ngọn cây đều mang trên mình những bông “hoa tuyết”
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgAbcFSc7cJTXzkVWK2PqA-EfMnhNQkg-drWR1QW6DZUlBdsbWzNZJt3yEtKQX__3vKvWFpZhZfh8TpL5Z7e9t2YS7F7y9dljUwkqYbXjTB9cIyANY3riVpu3QxIBn3rI3-nD4EjpduQEFtm6-jyJiP9gvB1DqeHLtChBBzT0bBnc7bDEH_Qnr5nCbCDNRA/w640-h426/nui-nga-mi-trung-quoc-visata-2.jpg)
Cách di chuyển đến Nga Mi Sơn
từ chân núi lên đến đỉnh.
Con đường từ chân núi lên đến
đỉnh khá xa nên thường dùng cách di chuyển bằng ô tô. Sau đó, đi bộ một đoạn
tương đối dài mới tới cáp treo để lên đỉnh cao nhất. Các bạn à, quãng đường leo
thang bộ này lại là một trải nghiệm thú vị. Khi đến chân núi, sẽ được hướng dẫn
thuê đồ chuyên dụng, tất vải có độ ma sát lớn nhằm tránh trơn trượt khi đi trên
băng tuyết. Nhưng nếu muốn chuyến đi được trọn vẹn, bạn cần chuẩn bị sức
khỏe thật tốt, trang phục chống lạnh, thuốc huyết áp,…
Các điểm tham quan chính ở Nga
Mi Sơn
Chùa Báo Quốc - Hội Tông Đường nằm dưới chân núi Nga Mi, trên núi vào Nga Mi
Sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phạt giáo chính. Chùa này được
xây dựng vào khoảng niên hiệu Vạn Lịch (nhà Minh) thờ Phổ Hiền Bồ Tát. Thời vua
Minh Khang (nhà Thanh) tên Báo Quốc xuất hiện. Chùa tọa lạc trên diện tích
40000m vuông gồm sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện thờ thất Phật (bẩy ông Phật),
điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
Chùa Vạn Niên mang đậm dấu ấn của Đạo giáo. Vạn Niên tự với hơn 110000 tuổi được coi là
ngôi chùa cổ nhất. Trong khuôn viên ngôi chùa này gồm chùa đồng, chùa bạc, chùa
vàng. Phía trước sân là bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35m, nặng 62 tấn đúc từ
đồng và mạ vàng bên ngoài – bức tượng Phật cao nhất thế giới.
Chùa Vạn Niên
Kim Đỉnh – “Vạn Phật Đính” là đỉnh cao nhất, điểm du lịch nổi tiếng nhất
của Nga Mi Sơn. Từ Tẩy Tượng Trì đi lên con dốc 15 km với 2.380 bậc thang, địa
điểm cuối cùng và cao nhất của Nga Mi là Kim Đỉnh. Gần Kim Đỉnh, có thể thấy
bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát đa diện cao 48 m, đúc năm 2006. Phía trước là hàng
chục bức tượng Phật bằng đồng xếp thành những dãy dài. Lên đây có thể ngắm nhìn
được bốn kì quan của Nga Mi là Nhật Xuất, Vân Hải, Phật Quang, Thánh Đăng.
Chùa Kim Đỉnh
Tiếp tục cuộc hành trình khám
phá các ngôi chùa, đến với Thanh Âm Các (chùa Ngọa Vân), thuộc Ngưu Tâm Tĩnh
của Nga Mi Sơn. Phía dưới có hai suối Hắc Bạch nằm ở độ cao 710m. Trong nội
cung có tượng Thích Ca Mâu Ni cùng các bồ tát là Văn Thù và Phổ Hiền. Phía dưới
của Thanh Âm Các là hai phi đình, hai bên có cầu – song phi cầu. Dưới hai suối
Hắc Bạch có một tảng đá lớn hình giống tim bò – “ngưu tâm thạch”.
Sau khi thăm các ngôi chùa nổi tiếng, hãy tiếp tục đến Bạch Vân Giáp – “Nhất Tuyết Thiên”. Đây là một vách núi hẹp chiều dài 10m, rộng khoảng 6m, có cầu treo qua vách hẹp và mỗi lần chỉ đủ cho hai người qua.
Cách đi lại từ Tứ Xuyên đến Nga
Mi Sơn
Từ Từ Xuyên, di chuyển bằng xe
bus tới Nga Mi. Trung bình cứ 30 phút sẽ có một chuyến với giá 50 tệ (khoảng
160 000đ), thời gian đi khoảng 2h30’’. Nếu không muốn đi xe bus, bạn có
thể đi tàu hỏa. Từ Thành Đô (Tứ Xuyên) đi đến chân Nga Mi có 7 chuyến/ngày,
thời gian đi mất 2h 30’’.
Từ chân núi sẽ có những tuyến
xe bus đưa mọi người tới các điểm tham quan nằm dọc trên núi. Điểm dừng chân
cuối của xe bus cũng là điểm có thể bắt cáp treo lên Kim Đỉnh với giá 65
tệ/người (hơn 200000 VNĐ), hoạt động từ 5h30’’ đến 18h00’’ hàng ngày.
Chuyến bay, giá vé đi từ Việt
Nam đến Tứ Xuyên.
Từ Hà Nội đến Tứ Xuyên hãng
Hong Kong Airlines, giá vé 4 932 677đ (khứ hồi); Sichuan Airlines, giá vé 5782
675 đ (khứ hồi); Shenzhen Air China, giá vé 6 414 796đ (khứ hồi); Vietnam
Airlines, giá vé 6 414 796đ (khứ hồi).
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Tứ
Xuyên, hãng Sichuan (bay thẳng), giá vé bay 5 179 000đ (khứ hồi); hãng China
Southern (một điểm dừng), giá vé 5 577 000đ (khứ hồi).
.
Nhận xét
Đăng nhận xét